Tìm hiểu về các bản ghi tên miền

Tác giả: 31/08/2022

Sau khi tìm hiểu sơ lược về các khái niệm trong DNS, bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu một số bản ghi ( Resource Record ) và chức năng của chúng trong hệ thống DNS.

1. A và AAAA (Address) 

– Record A (Address) ánh xạ tên máy (hostname) vào địa chỉ IPv4.

– Record AAAA (Address) ánh xạ tên máy (hostname) vào địa chỉ IPv6.

Cú pháp record A (hoặc AAAA):

[tên-miền] IN A [địa-chỉ-IPv4]

[tên-miền] IN AAAA [địa-chỉ-IPv6]

Ví dụ: Record A trong tập tin db.t3h

server.t3h.com. IN A 172.29.14.1

diehard.t3h.com. IN A 172.29.14.4

2. MX (Mail Exchange)

DNS dùng record MX trong việc chuyển mail trên mạng Internet. Ban đầu chức năng chuyển mail dựa trên 2 record: record MD (mail destination) và record MF (mail forwarder) records. MD chỉ ra đích cuối cùng của một thông điệp mail có tên miền cụ thể. MF chỉ ra máy chủ trung gian sẽ chuyển tiếp mail đến được máy chủ đích cuối cùng. Tuy nhiên, việc tổ chức này hoạt động không tốt. Do đó, chúng được tích hợp lại thành một record là MX. Khi nhận được mail, trình chuyển mail (mailer) sẽ dựa vào record MX để quyết định đường đi của mail. Record MXchỉ ra một mail exchanger cho một miền – Mail exchanger là một máy chủ xử lý (chuyển mail đến mailbox cục bộ hay làm gateway chuyền sang một giao thức chuyển mail khác như UUCP) hoặc chuyển tiếp mail đến một mail exchanger khác (trung gian) gần với mình nhất để đến tới máy chủ đích cuối cùng hơn dùng giao thức.

Để tránh việc gửi mail bị lặp lại, record MX có thêm 1 giá trị bổ sung ngoài tên miền của mail exchanger là 1 số thứ tự tham chiếu. Đây là giá trị nguyên không dấu 16-bit (0-65535) chỉ ra thứ tự ưu tiên của các mail exchanger.

Cú pháp record MX:

[domain_name] IN MX [priority] [mail-host]

Ví dụ:

Record MX sau :

t3h.com. IN MX 10 mailserver.t3h.com.

Chỉ ra máy chủ mailserver.t3h.com là một mail exchanger cho miền t3h.com với số thứ tự tham chiếu 10.

Chú ý:

Các giá trị này chỉ có ý nghĩa so sánh với nhau. Ví dụ khai báo 2 record MX:

t3h.com. IN MX 1 listo.t3h.com.

t3h.com. IN MX 2 hep.t3h.com.

Trình chuyển thư mailer sẽ thử phân phát thư đến mail exchanger có số thứ tự tham chiếu nhỏ nhất

trước. Nếu không chuyển thư được thì mail exchanger với giá trị kế sau sẽ được chọn. Trong trường hợp có nhiều mail exchanger có cùng số tham chiếu thì mailer sẽ chọn ngẫu nhiên giữa chúng.

3. PTR (Pointer)

Record PTR (pointer) dùng để ánh xạ địa chỉ IP thành Hostname.

Cú pháp:

[Host-ID.{Reverse_Lookup_Zone}] IN PTR [tên-máy-tính]

Ví dụ:

Các record PTR cho các host trong mạng 192.249.249:

1.14.29.172.in-addr.arpa. IN PTR server.t3h.com.

4. CNAME (Canonical Name)

– Record CNAME (canonical name) tạo tên bí danh alias trỏ vào một tên canonical. Tên canonical là tên host trong record A hoặc lại trỏ vào 1 tên canonical khác.

www CNAME example.com
mail CNAME example.com
example.com A 103.101.161.201

Khi một yêu cầu đến địa chỉ www.example.com thì DNS sẽ tìm đến example thông qua bản ghi CNAME, một truy vấn
DNS mới sẽ tiếp tục tìm đến địa chỉ IP: 103.101.161.201 thông qua bản ghi A.

5. DKIM

Là bản ghi dùng để xác thực người gửi bằng cách mã hóa một phần email gửi bằng một chuỗi ký tự, xem như là chữ ký.

Khi email được gửi đi máy chủ mail sẽ kiểm so sánh với thông tin bản ghi đã được cấu hình trong DNS để xác nhận. Bản ghi DKIM có dạng:

mail._domainkey.cloud365.vn TXT k=rsa;p=MIIBIjANBgkqhkiG9w0BA

6.SPF

Record SPF được tạo ra nhầm đảm bảo các máy chủ mail sẽ chấp nhận mail từ tên miền của khách hàng chỉ được gửi đi từ server của khách hàng. Sẽ giúp chống spam và giả mạo email. Bản ghi SPF thể hiện dưới dạng:

cloud365.vn   SPF     "v=spf1 ip4:103.101.162.0/24 -all" 3600

Tùy vào hệ thống DNS mà có thể hiển thị bản ghi SPF hoặc TXT Với bản ghi SPF, máy chủ tiếp nhận mail sẽ kiểm tra IP của máy chủ gửi và IP của máy chủ đã đăng kí bản ghi SPF example.com. Nếu Khách hàng có nhiều máy chủ mail nên liệt kê tất cả trong bản ghi SPF giúp đảm bảo thư đến được chính xác và đầy đủ.

7. SRV

Bản ghi SRV được sử dụng để xác định vị trí các dịch vụ đặc biệt trong 1 domain, ví dụ tên máy chủ và số cổng của các máy chủ cho các dịch vụ được chỉ định. Ví dụ:

_ldap._tcp.example.com. 3600  IN  SRV  10  0  389  ldap01.example.com.

Một Client trong trường hợp này có thể nhờ DNS nhận ra rằng, trong tên miền example.com có LDAP Server ldap01, mà có thể liên lạc qua cổng TCP Port 389 .

  • Các trường trong record SRV :
    • Tên dịch vụ service.
    • Giao thức sử dụng.
    • Tên miền (domain name).
    • TTL: Thời gian RR được giữ trong cache
    • Class: standard DNS class, luôn là IN
    • Ưu tiên: ưu tiên của host, số càng nhỏ càng ưu tiên.
    • Trọng lượng: khi cùng bực ưu tiên, thì trọng lượng 3 so với trọng lượng 2 sẽ được lựa chọn 60% (hỗ trợ load balancing).
    • Port của dịch vụ (tcp hay udp).
    • Target chỉ định FQDN cho host hỗ trợ dịch vụ.

8. SOA (Start of Authority)

Trong mỗi tập tin cơ sở dữ liệu DNS phải có một và chỉ một record SOA (Start of Authority). Bao gồm các thông tin về domain trên DNS Server, thông tin về zone transfer.

Cú pháp :

$TTL 86400
@       IN SOA  masterdns.tuanda.com.     admin.tuanda.com. (
                                  2014090401    ; serial
                                        3600    ; refresh
                                        1800    ; retry
                                      604800    ; expire
                                       86400 )  ; TTL
  • masterdns.tuanda.com. giá trị DNS chính của tên miền hoặc máy chủ.
  • admin.tuanda.com. chuyển đổi từ dạng admin@tuanda.com, thể hiện chủ thể sở hữu tên miền này.

Serial : áp dụng cho mọi dữ liệu trong zone và có định dạng YYYYMMDDNN với YYYY là năm, MM là tháng, DD là ngày, NN là số lần sửa đổi dữ liệu zone trong ngày. Luôn luôn phải tăng số này lên mỗi lần sửa đổi dữ liệu zone. Khi máy chủ Secondary liên lạc với máy chủ Primary, trước tiên nó sẽ hỏi số serial. Nếu số serial của máy Secondary nhỏ hơn số serial của máy Primary tức là dữ liệu zone trên Secondary đã cũ và sao đó máy Secondary sẽ sao chép dữ liệu mới từ máy Primary thay cho dữ liệu đang có.

Refresh : chỉ ra khoảng thời gian máy chủ Secondary kiểm tra sữ liệu zone trên máy Primary để cập nhật nếu cần. Giá trị này thay đổi tùy theo tuần suất thay đổi dữ liệu trong zone.

Retry : nếu máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary theo thời hạn mô tả trong refresh (ví dụ máy chủ Primary bị shutdown vào lúc đó thì máy chủ Secondary phải tìm cách kết nối lại với máy chủ Primary theo một chu kỳ thời gian mô tả trong retry. Thông thường, giá trị này nhỏ hơn giá trị refresh).

Expire : nếu sau khoảng thời gian này mà máy chủ Secondary không kết nối được với máy chủ Primary thì dữ liệu zone trên máy Secondary sẽ bị quá hạn. Khi dữ liệu trên Secondary bị quá hạn thì máy chủ này sẽ không trả lời mỗi truy vấn về zone này nữa. Giá trị expire này phải lớn hơn giá trị refresh và giá trị retry.

TTL (time to live) : giá trị này áp dụng cho mọi record trong zone và được đính kèm trong thông tin trả lời một truy vấn. Mục đích của nó là chỉ ra thời gian mà các máy chủ name server khác cache lại thông tin trả lời.

31/08/2022

Trả lời